Bảng cân đối kế toán là một trong những loại bảng báo cáo quan trọng nhất trong chế độ kế toán doanh nghiệp. Vậy bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào là chuẩn xác nhất? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây. Để giải đáp những thắc mắc liên quan đến bảng cân đối kế toán nhé.
Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của Doanh nghiệp theo giá trị tài sản. Và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp đó.
Bảng cân đối kế toán mới nhất
Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó không chỉ khái quát và chi tiết tình trạng tài sản, vốn của doanh nghiệp. Mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng. Đồng thời, đó cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán mới nhất phải được lập theo mẫu dành cho doanh nghiệp (hay ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại,…) được Bộ Tài chính quy định.
Bảng cân đối kế toán đầy đủ
Một Bảng cân đối kế toán chuẩn xác và đầy đủ phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (DN có cái gì?)? Tài sản ngắn hạn (DN cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản DN nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Bên cạnh đó, Bảng cân đối kế toán có 2 dạng: bảng có kết cấu dọc và bảng có kết cấu ngang. Nếu thiết kế bảng theo chiều dọc. Bên trên liệt kê toàn bộ tài sản của đơn vị và bên dưới là toàn bộ nguồn vốn. Bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Còn nếu thiết kế theo chiều ngang thì bên trái liệt kê toàn bộ tài sản của đơn vị. Còn bên phải là toàn bộ nguồn vốn.
Như vậy, Bảng cân đối kế toán đầy đủ sẽ có 3 thành phần chính: Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133 mới nhất hiện nay
Các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán:
- “Mã số” ghi ở cột B tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo.
- Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo chính là số hiệu các chỉ tiêu trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm. Thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán
- Số liệu ghi trong cột 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu. Tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước ảnh hưởng tới các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố..
- Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200
Bảng cân đối kế toán mẫu số B01 – DN theo Thông tư 200/2014/TT – BTC là báo cáo tài chính tổng hợp. Phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán sẽ được lập dựa trên những số liệu thực tế trong kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp.
- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
- Cột “Số đầu năm”: lấy số liệu cột “Số cuối kỳ” của Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước.
- Cột “Số cuối kỳ”: lấy “Số dư cuối kỳ” của các tài khoản liên quan trên Bảng cân đối kế toán phát sinh năm nay.
Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 gồm các mục chính:
- TÀI SẢN NGẮN HẠN
+ Tiền và các khoản tương đương tiền
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn
+ Các khoản phải thu ngắn hạn
+ Hàng tồn kho
+ Tài sản ngắn hạn khác - TÀI SẢN DÀI HẠN
+ Các khoản phải thu dài hạn
+ Tài sản cố định
+ Bất động sản đầu tư
+ Tài sản dở dang dài hạn
+ Đầu tư tài chính dài hạn
+ Tài sản dài hạn khác - NỢ PHẢI TRẢ
+ Nợ ngắn hạn
+ Nợ dài hạn - VỐN CHỦ SỞ HỮU
+ Vốn chủ sở hữu
+ Nguồn kinh phí và quỹ khác
Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 133
Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 133 được lập ra để phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản. Và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán sẽ là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp. Đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 133, theo mẫu F01 – DNN được lập dựa trên:
- Sổ Cái
- Bảng cân đối tài khoản kế toán kỳ trước
Trước khi lập Bảng cân đối kế toán, bạn phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
Xem thêm: Cách tra cứu hóa đơn chuẩn xác nhất
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại
Để có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng một cách chính xác nhất. Bảng cân đối kế toán được dùng làm cơ sở để đánh giá phải được phản ánh bằng số dư bình quân ngày thay vì số liệu cuối năm. Đây là một điều cũng rất dễ hiểu bởi vì sự sai lệch có thể phát hiện được. Nếu những số liệu hàng ngày được quan tâm đến. Còn số liệu cuối năm chỉ sử dụng trong một số trường hợp nhất định nào đó.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại được thể hiện một cách tổng quát gồm 2 phần:
- Phần Tài sản (Assets) của ngân hàng thể hiện sự sử dụng vốn (ngân quỹ) của ngân hàng. Nó thể hiện hoạt động của ngân hàng.
- Phần Nợ phải trả & Vốn chủ sở hữu (Liabilities and equity) được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành nên ngân quỹ của ngân hàng. Nợ phải trả không thuộc quyền sở hữu trong tài sản của ngân hàng. Do đó, vốn chủ sở hữu sẽ bằng giá trị tài sản trừ đi giá trị nợ phải trả
VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Bảng cân đối kế toán tiếng Anh
Bảng cân đối kế toán tiếng Anh hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hợp tác, làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, đòi hỏi các văn bản như hợp đồng, báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán phải được chuyển sang tiếng Anh để các đối tác, nhà đầu tư dễ dàng theo dõi.
Bên cạnh đó, Bảng cân đối kế toán bằng tiếng Anh được chuyển ngữ từ công ty dịch thuật chuyên nghiệp cũng giúp các bạn học tiếng Anh chuyên ngành kế toán có thể tìm hiểu rõ hơn. Biết được nhiều từ vựng chuyên ngành, phục vụ tốt nhất cho quá trình học tập và nghiên cứu.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến Bảng cân đối kế toán mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn có thể lập bảng cân đối kế toán một cách đầy đủ và chính xác nhất. Chúc bạn thành công!