Ngày 22/12/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
Thông tư 244/2009/TT-BTC. Để biết thêm những thông tin về Thông tư 200. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Thông tư 200 áp dụng khi nào?
Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015.
Thông tư 200 thay thế cho Quyết định nào?
Thông tư 200 hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư 244/2009/TT-BTC.
Thông tư 200 áp dụng cho loại hình doanh nghiệp nào?
Thông tư 200 hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Thông tư 200 có gì mới?
Một số điểm mói trong Thông tư 200 về chế độ kế toán doanh nghiệp:
1. Được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán
2. Tài khoản kế toán
- Các tài khoản Tài sản không phân biệt ngắn hạn và dài hạn.
- Bỏ các tài khoản: 129, 139, 142, 144, 159, 311, 315, 342, 351, 415, 431, 512, 531, 532 và toàn bộ tài khoản ngoài bảng.
- Thêm các tài khoản: 171, 353, 356, 357, 417
- Thay đổi các tài khoản: 121, 128, 222, 228, 229, 242, 244, 341, 343, 411, 421, 521.
3. Báo cáo tài chính
- Thông tin bắt buộc trong BCTC không còn “Thuế và các khoản nộp Nhà nước”
- Kỳ lập BCTC giữa niên độ sẽ gồm BCTC quý (cả quý IV) và BCTC bán niên (trước chỉ yêu cầu BCTC quý và không cần quý IV)
- Thêm các quy định mới vè xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Sửa đổi, bổ sung nhiều chỉ tiêu của Bảng Cân đối kế toán
- Phần thuyết minh BCTC cũng có nhiều sự thay đổi, bổ sung các chỉ tiêu như:
+ Phần đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp bổ sung thêm: chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường, cấu trúc doanh nghiệp
+ Phần chính sách kế toán áp dụng chia ra chỉ tiêu cụ thể cho 2 trường hợp Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục và Doanh nghiệp không
+ Phần thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng Cân đối kế toán thêm chỉ tiêu: nợ xấu, vay và nợ thuê tài chính; tài sản dở dang dài hạn…
4. Chứng từ kế toán
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch.
Các loại chứng từ kế toán tại Phụ lục 3 Thông tư chỉ mang tính hướng dẫn. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng, thiết kế cho riêng mình được thì có thể áp dụng theo Phụ lục 3.
5. Sổ kế toán
Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình. Nhưng cần phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư.
Ngoài ra, còn có quy định mới hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán.
Mẫu biểu Thông tư 200
Một trong những điểm mới của Thông tư 200 đó là việc quy định sử dụng chứng từ kế toán và lập Báo cáo tài chính:
- Chứng từ kế toán: Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn. Các doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu biểu riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động.
- Báo cáo tài chính: Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của BCĐKT, Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của BCKQKD. Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của BCLCTT. Phần thuyết minh BCTC hầu như mới toàn bộ, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt.
Thông tư 200 hệ thống tài khoản
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán mới nhất theo thông tư 200/2014/TT – BTC áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200.
Hệ thống chi tiết từng Tài khoản kế toán doanh nghiệp như: Nguyên tắc, kết cấu tài khoản, cách hạch toán từng Tài khoản kế toán theo Thông tư 200,…
Cụ thể, danh mục hệ thống tài khoản thông tư 200 gồm các mục:
- Loại Tài khoản Tài sản
- Loại Tài khoản Nợ phải trả
- Loại Tài khoản Vốn chủ sở hữu
- Loại tài khoản Doanh thu
- Loại tài khoản Chi phí sản xuất, kinh doanh
- Loại tài khoản Thu nhập khác
- Loại tài khoản Chi phí khác
- Loại tài khoản Xác định kết quả kinh doanh
Như vậy, trên đây là những thông tin liên quan đến Thông tư 200 mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thành công!