Cách dùng hàm COUNTIFS trong Excel thông qua ví dụ minh họa

Xin chào các bạn! Như các bạn cũng đã biết thì phần mềm Excel là một trong những ứng dụng văn phòng phổ biến hiện nay. Với rất nhiều chức năng cũng như tiện ích mà phần mềm excel mang lại cho chúng ta. Thì có thể nói trong giới văn phòng chúng ta không thể thiếu được phần mềm Excel đúng không nào?

Và trong bài viết hôm nay, mình xin được chia sẻ với các bạn cách sử dụng một hàm trong excel. Đó chính là cách sử dụng hàm countifs trong excel. Đối với hàm COUNTIFS này, đây là một trong những hàm được sử dụng khá nhiều khi làm chúng ta làm việc với excel.

Với việc sử dụng hàm COUNTIFS này chúng ta sẽ sử dụng trong các trường hợp thống kê. Và để hiểu rõ hơn về hàm COUNTIFS này. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu khi nào thì sử dụng hàm này. Và cách thức sử dụng hàm COUNTIFS này như thế nào thông qua ví dụ mình họa nhé.

Cách sử dụng hàm COUNTIFS trong Excel

Như ở những bài viết trước thì mình cũng đã hưỡng dẫn các bạn cách sử dụng hàm SUMIF. Để tính tổng có điều kiện hay hàm SUM để tính tổng. Ngoài ra thì mình cũng đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Subtotal ở bài viết trước rồi. Thì trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách sử dụng hàm COUNTIFS trong excel ngay sau đây.

1. Cú pháp của hàm COUNTIFS

Thì đầu tiên để tìm hiểu hàm COUNTIFS này chúng ta cần xem tổng quan về hàm COUNTIFS này nhé! Và để sử dụng hàm COUNTIFS này các bạn có thể sử dụng cú pháp sau đây:

=COUNTIFS(criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2],…)

#Lưu ýTùy theo một số cài đặt của từng máy tính đối với phần mềm Excel. Mà bạn dùng dấu phân cách là dấu phẩy (,) hoặc chấm phẩy (;) nhé.

2. Các giá trị trong hàm COUNTIFS

Như ở trên chúng ta đã xem qua cú pháp sử dụng hàm COUNTIFS này. Thì trong cú pháp hàm COUNTIFS này các bạn chú ý các giá trị sau đây:

  • criteria_range1: Vùng chọn đầu tiên cần thống kê. Đây là giá trị bắt buộc
  • criteria1: Điều kiện áp dụng cho vùng chọn criteria_range1. Giá trị này có thể là một số, tham chiếu ô, biểu thức hoặc văn bản. Đây là giá trị bắt buộc.
  • [criteria_range2, criteria2]: Các cặp vùng chọn và điều kiện bổ sung. Hàm COUNTIFS cho phép tối đa 127 cặp vùng chọn và điều kiện. Đây là giá trị tùy chọn.

Lưu ý khi sử dụng hàm COUNTIFS

Mỗi khi sử dụng hàm COUNTIFS này các bạn cũng nên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  1. Mỗi vùng chọn bổ sung (criteria_range2, criteria_range3,…) phải có cùng số hàng và cột với vùng chọn 1 (criteria_range1). Cà các vùng chọn không nhất thiết phải liền kề nhau.
  2. Điều kiện áp dụng của mỗi vùng chọn sẽ được áp dụng cho một ô mỗi lần.
  3. Nếu điều kiện của vùng chọn tham chiếu đến 1 ô trống. Thì hàm COUNTIFS coi ô trống là giá trị 0.
  4. Trong hàm COUNTIFS, bạn có thể dùng các ký tự đại diện như dấu hỏi (?) thay cho bất kỳ ký tự đơn nào. Và dấu sao (*) thay cho bất kỳ chuỗi ký tự nào trong điều kiện. Khi bạn cần tìm 1 dấu chấm hỏi (?) hay dấu sao (*) thực thì hãy gõ dấu ngã (~) ở trước ký tự đó.

Các ví dụ về hàm COUNTIFS trong Excel

Để giúp các bạn có thể hiểu hơn cũng như thực hành luôn với hàm COUNTIFS này. Chúng ta sẽ cùng nhau đi vào một ví dụ ngay sau đây:

Ví dụ 1: Cách dùng hàm COUNTIFS với nhiều điều kiện

Đề bài: Thống kê tổng số lượng các nhà cung cấp không bán được sản phẩm Samsung A5 nào. Bằng cách sử dụng hàm COUNTIFS trong Excel.

Và như đề bài trên, để giải bài toán này chúng ta sẽ có 2 điều kiện như sau:

Điều kiện 1: Tìm số lượng nhà cung cấp bán sản phẩm Samsung A5.

Dựa vào bảng đã cho thì ta sẽ có vùng chọn là C3:C12 và điều kiện là “Samsung A5“.

Điều kiện 2: Tìm số lượng nhà cung cấp không bán được sản phẩm nào. Tức là số lượng bán bằng 0

Dựa vào bảng ta có vùng chọn là F3:F12 và điều kiện là “0“.

Dựa vào công thức hàm COUNTIFS và những phân tích ở trên ta sẽ có công thức tính như sau:

=COUNTIFS(C3:C12,”Samsung A5″,F3:F12,”0″)

Và sau khi chúng ta sử dụng cú pháp như trên. Thì kết quả sẽ trả về bằng 1 và theo mắt thường chúng ta đếm cũng có thể kiểm tra được.

Ví dụ 2: Kết hợp hàm SUM, hàm COUNTIFS với hằng mảng

Như ý nghĩa của hàng COUNTIFS thì chúng ta có thể kết hợp nhiều tiêu chí trong hàm này. Vì thế nếu trong trường hợp mà chúng ta cần kết hợp nhiều tiêu chí với nhau. Vì vậy, khi sử dụng cú pháp cũng như công thức sẽ rất dài để có thể đáp ứng điều kiện.

Và để có thể rút ngắn gọn công thức hơn các bạn hãy liệt kê tất cả các tiêu chí trong mảng. Tiếp theo sau đó đưa mảng đó vào điều kiện của hàm COUNTIFS. Và để đếm tổng thì chỉ việc kết hợp hàm COUNTIFS với hàm SUM với công thức như sau:

=SUM(COUNTIFS(criteria_range,{“criteria1″,”criteria2″,”criteria3”,…}))

Áp dụng vào trong bảng tính ở trên, chúng ta sẽ đếm tổng số các sản phẩm không bán được và chưa thống kê được với công thức như sau:

=SUM(COUNTIFS(F3:F12,{“0″,”~?”}))

Và chúng ta được kết quả như hình dưới đây:

File bài tập ví dụ về hàm COUNTIFS trong Excel

Như vậy là ở trên chúng ta đã khám phá về 2 ví dụ về các sử dụng hàm COUNIFS trong Excel rồi. Và để thực hiện nhiều hơn cũng như tìm hiểu về 2 ví dụ trên đây. Các bạn có thể sử dụng file bài tập sau đây để thực hành về cách sử dụng hàm COUNTIFS này nhé!

Tổng kết

Như vậy trên đây chúng ta đã tìm hiểu về hàm COUNTIFS cũng như cách sử dụng hàm này trong Excel. Hi vọng với những kiến thức về các hàm trong Excel trên đây sẽ giúp các bạn có thể vận dụng cũng như áp dụng trong công việc đạt hiệu quả cao nhất. Chúng các bạn thành công!

5/5 - (7 bình chọn)