Xin chào các bạn! Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ với các bạn những thông tin về mức lương tối thiểu vùng năm 2018.
Và trong bài viết này, mình sẽ tiếp tục chia sẻ chi tiết hơn về mức lương tối thiểu năm 2022 mới nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Mức lương tối thiểu là gì?
Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành.
Lương tối thiểu có 2 loại:
- Lương tối thiểu vùng: Là lương áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
- Lương tổi thiểu chung (hay còn gọi là lương cơ sở): Là mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức. Đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tình (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang.
Mức lương tối thiểu chung năm 2022
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung được áp dụng từ ngày 1/7/2018.
Theo đó, mức lương tối thiểu chung sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2018.
Do đó, kể từ tháng 7/2018, mức lương trần làm cơ sở đóng BHXH, BHYT. Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như đóng kinh phí công đoàn (bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung) cũng sẽ tăng từ 26.000.000 đồng/tháng lên 27.800.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, cũng kể từ ngày 1/7/2018, mức đóng công đoàn phí của nhân viên là thành viên công đoàn bằng 1% mức lương đóng BHXH cũng bị chặn ở mức 139.000 đồng/tháng (bằng 105 mức lương tối thiểu chung).
Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng 2022
Nghị định 141/2017/NĐ-CP được ban hành vào ngày 7/12/2017. Sẽ thay thế cho Nghị định 153/2016/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã. Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2018 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/1/2017. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 sẽ tăng 6,5% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2017.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2022
Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 dưới đây sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 1/1/2019. Cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng 2019 | Tăng so với năm 2018 |
Vùng I | 4.180.000 đồng/tháng | Tăng 200.000 đồng |
Vùng II | 3.710.000 đồng/tháng | Tăng 180.000 đồng |
Vùng III | 3.250.000 đồng/tháng | Tăng 160.000 đồng |
Vùng IV | 2.920.000 đồng/tháng | Tăng 160.000 đồng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 | Tăng so với năm 2017 |
Vùng I | 3.980.000 đồng/tháng | Tăng 230.000 đồng |
Vùng II | 3.530.000 đồng/tháng | Tăng 210.000 đồng |
Vùng III | 3.090.000 đồng/tháng | Tăng 190.000 đồng |
Vùng IV | 2.760.000 đồng/tháng | Tăng 180.000 đồng |
Như vậy, mức lương trả cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp phải đảm bảo:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất.
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2017
Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 được quy định tại Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ban hành vào ngày 14/11/2016. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017.
Do đó, bắt đầu từ ngày 1/1/2017, Doanh nghiệp thực hiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng 2017 |
Vùng I | 3.750.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.320.000 đồng/tháng |
Vùng III | 2.900.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 2.580.000 đồng/tháng |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2016
Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với các doanh nghiệp kể từ ngày 1/1/2016 được quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ – CP ban hành vào ngày 14/11/2015. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 được quy định như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 |
Vùng I | 3.500.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.100.000 đồng/tháng |
Vùng III | 2.700.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 2.400.000 đồng/tháng |
Mức lương tối thiểu vùng qua các năm
Trong những năm qua, mức lương tối thiểu vùng đã dần được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Cụ thể như sau:
Thời điểm | Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng) | |||
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV | |
Năm 2009 | 800.000 | 740.000 | 690.000 | 650.000 |
Năm 2010 | 980.000 | 880.000 | 810.000 | 730.000 |
Năm 2011 | 1.350.000 | 1.200.000 | 1.050.000 | 830.000 |
Năm 2012 | 2.000.000 | 1.780.000 | 1.550.000 | 1.400.000 |
Năm 2013 | 2.350.000 | 2.100.000 | 1.800.000 | 1.650.000 |
Năm 2014 | 2.700.000 | 2.400.000 | 2.100.000 | 1.900.000 |
Năm 2015 | 3.100.000 | 2.750.000 | 2.400.000 | 2.150.000 |
Năm 2016 | 3.500.000 | 3.100.000 | 2.700.000 | 2.400.000 |
Năm 2017 | 3.750.000 | 3.320.000 | 2.900.000 | 2.580.000 |
Năm 2018 | 3.980.000 | 3.530.000 | 3.090.000 | 2.760.000 |
Năm 2019 (dự kiến) | 4.180.000 | 3.710.000 | 3.250.000 | 2.920.000 |
Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến mức lương tối thiểu mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!