Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam 2018 mới nhất

Để có thể làm tốt được công việc của một kế toán, kế toán viên dù ở vai trò nào? Làm việc ở vị trí gì đi chăng nữa cũng đều phải nắm bắt được những quy định cơ bản về kế toán. Những quy định này được gọi là các chuẩn mực kế toán.

Vậy chuẩn mực kế toán là gì? Hệ thống chuẩn mực kế toán năm 2018 mới nhất bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc liên quan đến chuẩn mực kế toán nhé.

Chuẩn mực kế toán là gì?

Chuẩn mực kế toán thực chất là tập hợp các nguyên tắc. Các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức. Ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Chuẩn mực kế toán sẽ tạo ra một hệ thống các quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả các Kế toán viên trước các sự kiện thuộc đối tượng của kế toán. Do đó, trong quá trình nhận thức chuẩn mực kế toán. Các kế toán viên phải hiểu rằng: Chuẩn mực là hợp lý, là thống nhất cho tất cả những người đang hành nghề kế toán.

Đối với một nhân viên kế toán không nhất thiết phải biết hết toàn bộ nội dung của 26 chuẩn mực kế toán. Nhưng cũng phải nắm được những nội dung chuẩn mực kế toán liên quan đến vị trí làm việc của mình.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được lập ra với mục đích là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhằm:

  • Làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện Chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất.
  • Giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính một cách thống nhất và xử lý các vấn đề chưa được quy định cụ thể. Nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý.
  • Giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
  • Giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu. Và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Bên cạnh đó, các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cũng được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán. Phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.

Xem thêm: Bảng cân đối kế toán và cách lập bảng cân đối kế toán mới nhất

Chuẩn mực kế toán số 01

Chuẩn mực kế toán 01: CHUẨN MỰC CHUNG được ban hành và công bố vào ngày 31/12/2002 theo Quyết định số 165/2002/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chuẩn mực kế toán 01 không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Khi thực hiện thì căn cứ vào chuẩn mực kế toán cụ thể. Trong trường hợp chuẩn mực kế toán chưa được quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung này.

Chuẩn mực này quy định các vấn đề cơ sở, nền tảng về kế toán như: Các nguyên tắc cơ bản; các yếu tố của BCTC và phương pháp ghi nhận các yếu tố này.

Nội dung chính của chuẩn mực kế toán 01 bao gồm:

  • Các nguyên tắc kế toán cơ bản: Trọng yếu; Cơ sở dồn tích; Hoạt động liên tục; Giá gốc; Phù hợp; Nhất quán; Thận trọng; Trọng yếu
  • Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán: Trung thực; Khách quan; Đầy đủ; Kịp thời; Dễ hiểu; Có thể so sánh
  • Các yếu tố của BCTC: Tình hình tài chính; Tình hình kinh doanh
  • Ghi nhận các yếu tố của BCTC:

Chuẩn mực kế toán số 02

Chuẩn mực kế toán số 02 đề cập đến các nội dung chính bao gồm: Xác định giá trị hàng tồn kho; Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho; Ghi nhận chi phí. Cụ thể như sau:

Xác định giá trị hàng tồn kho:

  • Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
  • Giá gốc hàng tồn khi bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác sẽ phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:

Giá trị hàng tồn kho có thể được tính theo một trong những phương pháp:

  • Phương pháp tính theo giá đích danh.
  • Phương pháp bình quân gia quyền.
  • Phương pháp nhập trước, xuất trước.
  • Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Ghi nhận chi phí

Trong quá trình bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.

Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200 mới nhất hiện nay

Chuẩn mực kế toán số 03

Chuẩn mực kế toán số 03 áp dụng cho kế toán tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình. Trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình.

Nội dung chính của chuẩn mực kế toán số 03 như sau:

  • Những loại tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận.
  • TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.
  • Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản. Nếu các chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó.
  • Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng. TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại.
  • Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.
  • Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính.

Chuẩn mực kế toán số 04

Chuẩn mực kế toán số 04 áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình. Trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán khác cho TSCĐ vô hình.

Nội dung chính của chuẩn mực kế toán số 04:

  • Ghi nhận và xác định giá trị ban đầu TSCĐ vô hình.
  • Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong từng trường hợp.
  • Ghi nhận chi phí.
  • Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình.
  • Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ vô hình.
  • Khấu hao TSCĐ vô hình.
  • Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.
  • Xem xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình.
  • Nhượng bán và thanh lý TSCĐ vô hình.

Chuẩn mực kế toán số 14

Mục đích của chuẩn mực kế toán số 14 là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác gồm: các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập BCTC.

Nội dung chính của chuẩn mực kế toán số 14 là:

  • Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
  • Doanh thu bán hàng được ghi nhận.
  • Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.
  • Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận.
  • Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

Chuẩn mực kế toán số 29

Nội dung chính của chuẩn mực này như sau:

  • Thay đổi chính sách kế toán: Quy định việc áp dụng các thay đổi trong chính sách kế toán được thực hiện trong các trường hợp cụ thể.
  • Thay đổi ước tính kế toán: trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được áp dụng phi hồi tố và ghi nhận vào Báo cáo KQHĐKD.
  • Sai sót: Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào BCTC phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót.

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng về các chuẩn mực kế toán mới nhất năm 2018. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)