Trong quá trình bạn làm việc với Excel, việc sử dụng công thức trong Excel chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi việc công thức bị lỗi. Khi đó, giải pháp tốt nhất dành cho bạn đó là sử dụng hàm IFERROR – Một công cụ tuyệt vời giúp bạn phát hiện và xử lý các lỗi xảy ra trong Excel. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm IFERROR một cách chính xác và hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Hàm IFERROR là gì?
Hàm IFERROR là hàm Excel trả về giá trị mong muốn khi điều kiện của hàm này là bất kỳ lỗi gì trong Excel.
Trong quá trình tính toán các dữ liệu trong Excel, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi việc xảy ra lỗi. Do đó, nếu bạn biết cách sử dụng hàm IFERROR thì nó sẽ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn phát hiện và xử lý các lỗi này.
Những phiên bản Excel nào hỗ trợ hàm IFERROR?
Thông thường, các hàm Excel thông dụng đều sử dụng được trong các phiên bản Excel. Nhưng cũng có một số hàm chỉ sử dụng được trên những phiên bản nhất định.
Đối với hàm IFERROR, bạn có thể sử dụng được trong các phiên bản như Excel 2007, 2010, 2013, 2016 trở lên. Còn phiên bản Excel 2003 không hỗ trợ hàm IFERROR này.
Nếu bạn đang dùng phiên bản cũ, hãy nâng cấp lên phiên bản mới để có thể sử dụng được hàm IFERROR này nhé.
Xem thêm: Cách dùng hàm COUNTIFS trong Excel thông qua ví dụ minh họa
Cú pháp của hàm IFERROR
Cú pháp của hàm IFERROR là: IFERROR(value, value_if_error)
Trong đó, value có thể là một phép tính hoặc một hàm nào đó mà bạn cần kiểm tra. Còn value_if_error là giá trị trả về khi value có giá trị lỗi.
Lưu ý:
- Nếu value hoặc value_if_error là ô trống, thì hàm IFERROR coi nó là một giá trị chuỗi trống (“”).
- Nếu value là một công thức mảng, thì hàm IFERROR trả về một mảng kết quả cho từng ô trong phạm vi được chỉ rõ trong đối số giá trị.
- Hàm IFERROR có thể xử lý các lỗi sau: #N/A, #VALUE!, #REF!, #DIV/0!, #NUM!, #NAME? hoặc #NULL!.
- Chú ý: Tùy theo cài đặt của từng máy tính mà bạn dùng dấu phân cách là dấu phẩy (,) hoặc chấm phẩy (;) nhé.
Ví dụ hàm IFERROR
Trong quá trình làm việc với Excel, bạn có thể thấy tại một số ô sẽ hiển thị lỗi như:
- #DIV/0! (tức là lỗi chia cho 0)
- #VALUE!
- …
Nếu bạn cứ để lỗi như vậy thì bảng sẽ rất xấu xí. Do đó, bạn nên sử dụng hàm IFERROR để nó trả về một giá trị khác do bạn định trước.
Ví dụ bạn muốn nó trả về giá trị là: “Phép tính lỗi”, bạn dùng hàm IFERROR như sau: IFERROR(value, “Phép tính lỗi”). Khi đó, nếu gặp lỗi giá trị sẽ được trả về chính là giá trị mà bạn đã đặt Phép tính lỗi. Và tất nhiên, nếu công thức đúng thì giá trị của ô đó vẫn trả về kết quả như bình thường.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xóa dòng trống (dòng trắng) trong Excel
Ưu điểm, nhược điểm của hàm IFERROR
- Ưu điểm của hàm IFERROR: Với mọi lỗi của giá trị trả về hàm này đều có thể xử lý được hết.
- Nhược điểm của hàm IFERROR: Cũng xuất phát từ ưu điểm của chúng. Đó là đôi khi người dùng chỉ muốn hàm Excel xử lý những dạng lỗi cụ thể còn những lỗi khác sẽ trả về loại lỗi là gì.
Ngoài ra, một nhược điểm khác của hàm IFERROR là không sử dụng được cho Excel 2003. Trong khi mà rất nhiều công ty vẫn đang sử dụng Office 2003 thay vì các phiên bản mới hơn.
Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về hàm IFERROR mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được cách dùng hàm IFERROR rồi chứ? Hàm này cũng rất dễ dùng vì nó cũng chỉ là hàm Excel cơ bản thôi.
Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn online vui vẻ!