Cây đinh lăng và những công dụng đối với sức khỏe mà bạn chưa biết

Nhắc đến cây đinh lăng thì không còn quá xa lạ gì với con người. Tuy nhiên, số lượng cây đinh lăng đang ngày càng khan hiếm.

Trước đây, nhà mình có trồng một cây đinh lăng rất lâu đời. Lúc đấy, chỉ sử dụng cây đinh lăng làm cây cảnh và ăn sống chứ chưa biết cả thân và rễ của nó quý như thế nào. Cho đến tận bây giờ, khi cây đinh lăng đã bị phá đi. Mình mới nhận ra đã phí đi một cây thuốc rất quý giá.

Trong bài viết này, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về cây đinh lăng. Cũng như những công dụng không ngờ tới về cây đinh lăng. Để các bạn có thể hiểu thêm về loại cây thần dược quý hiếm này nhé, mời các bạn theo dõi nhé.

Cây đinh lăng là gì?

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras, dân gian gọi với cái tên là cây Gỏi cá hoặc cây Nam dương sâm. Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”.

Nó không chỉ được sử dụng làm cây cảnh, làm rau sống. Mà nó còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Chữa được những chứng bệnh mà bạn không ngờ tới đâu nhé.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá của nó có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, chứng kiết lỵ…

Đặc điểm của cây đinh lăng là gì?

Đinh lăng là loại cây có thân nhẵn không có gai, cao khoảng 80 – 100 cm. Lá của cây đinh lăng là lá kép 3 lằn xẻ long chim, lá chót thì có cuống lá dài khoảng 3 – 10 mm. Phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá đinh lăng có mùi thơm, cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Cây đinh lăng rất dễ trồng, bạn chỉ cần cắt một đoạn cành cây và giâm xuống đất là nó có thể phát triển lên thành cây bình thường rồi bạn nhé.

Cây đinh lăng lá nhỏ được coi là “cây sâm của người nghèo” bởi những tác dụng chữa bệnh của nó rất tuyệt vời mà khiến ai cũng kinh ngạc. Rễ của cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.

Nếu ai am hiểu về y học cổ truyền Việt Nam, nhớ đến Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ông đã dùng rễ cây đinh lăng sao vàng, hạ thổ sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và cũng làm tăng tiết sữa cho đứa trẻ bú.

Công dụng của cây đinh lăng

Ngoài tác dụng dùng củ đinh lăng để ngâm rượu uống tăng cường sức khỏe thì cây đinh lăng còn có tác dụng không ngờ được sử dụng trong những bài thuốc hữu hiệu điều trị thoái hóa đốt sống lưng.

Và tất cả các bộ phận trên cây đinh lăng đều có tác dụng chế biến thành thuốc nhé các bạn (đã trồng được 3 năm trở lên).

  • Rễ cây đinh lăng để làm thuốc bổ, lợi tiểu, chữa cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá cây đinh lăng thì chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành cây đinh lăng có tác dụng chữa tê thấp, đau lưng.
  • Chữa lành vết thương : với những vết thương ở ngoài da bị chảy máu, bạn chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương, lá đinh lăng sẽ giúp cầm máu và giúp cho vết thương mau lành, không để lại sẹo.
  • Lợi sữa : như mình đã nói rõ ở trên rồi nhé, tác dụng này của cây đinh lăng đã được chứng minh từ lâu đời rồi bạn nhé.
  • Chữa chứng mồ hôi trộm : trẻ nhỏ mà hay bị ra mồ hôi ở đầu, các mẹ hãy dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối trẻ nằm hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm. Đảm bảo sau một thời gian các mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. (Đọc ngay các loại rượu ngâm và công dụng thần kì cho sức khỏe)
  • Chữa bệnh tiêu hóa : nếu bạn hoặc người thân bị tiêu hóa, hãy đem lá cây đinh lăng sắc lấy nước uống, có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và bệnh trĩ. Còn củ và cành của cây đinh lăng thì được dùng để làm sạch nướu, răng và hỗ trợ điều trị làm giảm viêm loét miệng.
  • Bệnh thận : cây đinh lăng được xem là có tác dụng lợi tiểu và công dụng là điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn thì phần củ của cây đinh lăng là có nhiều lợi ích nhất, những người uống bệnh thận thì hãy nên uống nước ép là đinh lăng mỗi ngày giúp cho quá trình lọc thận diễn ra hiệu quả.
  • Chữa đau cơ khớp : nếu bạn đang bị đau cơ khớp, bạn hãy lấy khoảng 40 gam lá đinh lăng tươi giã nhuyễn ra, sau đó bạn đắp trực tiếp lên chô đau đó. Khi nó khô bạn lại đắp lại, cứ liên tục như vậy thì đảm bảo vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

Kết luận

Như vậy, với những thông tin về cây đinh lăng cũng như những công dụng thần kỳ mà nó mang lại trong việc chữa bệnh của con người chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn.

Mẹo Cách Ngâm Rượu Sâm đơn giản làm tăng dinh dưỡng của nhân sâm.

Cây đinh lăng là một loại cây quý hiếm cần được bản tồn và nhân giống. Các bạn hãy cùng mình thử áp dụng những bài thuốc trên vào thực tế cuộc sống xem hiệu quả thần kỳ của cây đinh lăng như thế nào bạn nhé!

4.9/5 - (10 bình chọn)