Chế độ thai sản mới nhất áp dụng trong năm 2022

Kể từ năm 2018, một số quy định về chế độ thai sản đối với người lao động sẽ chính thức có hiệu lực. Người lao động sẽ cập nhật và tự giám sát quyền lợi chính đáng cho bản thân mình.

Dưới đây là chế độ thai sản mới nhất áp dụng trong năm 2018 và năm 2022, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Chế độ thai sản năm 2022 – mới nhất

Trong năm 2018, chế độ thai sản sẽ có một số quy định mới. Cụ thể, khi mẹ sinh con xong sẽ được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh.

Đồng thời, còn có cả trợ cấp một lần khi sinh con. Và nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi tương đương với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.

Đặc biệt, theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018. (được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2017), mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng kể từngày 1/7/2018.

Như vậy, tiền trợ cấp thai sản cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo kể từ ngày 1/7/2018.

Cụ thể hơn, mức trợ cấp chế độ thai sản sẽ tăng gần 7%. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi sẽ tăng từ mức hiện hành là 2.600.000 đồng cho mỗi con lên 2.780.000 đồng. Chế độ thai sản năm 2018 sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu người lao động phát hiện mình có thai.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản 2018-2022

Người lao động hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ mang thai
  • Lao động nữ sinh con
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

#Lưu ý: Đối với các trường hợp: lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Bên cạnh đó, đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên. Mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ 2 điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con. Hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thủ tục hưởng chế độ thai sản

Người lao động hoặc người sử dụng lao động có người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:

  • Danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (theo mẫu) (đối với trường hợp sử dụng lao động nộp).
  • Trích lục giấy khai sinh hoặc bản sao có công chứng giấy chứng sinh.
  • Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng.
  • Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc.

Sau khi đã hoàn thiện hồ sơ, người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp 1 bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc nơi người lao động có hộ khẩu thường trú (đối với người lao động nghỉ việc trước khi sinh).

Chế độ thai sản khi sinh non

Theo quy định, khi người lao động sinh con, bắt buộc phải đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Theo đó, khi người lao động sinh non mà chưa có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Trong trường hợp mẹ sinh non, sức khỏe không đảm bảo thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Doanh nghiệp có thể xem xét giải quyết cho người lao động hưởng chế độ ốm đau. Thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Ngoài ra, quy định của pháp luật không có mục nào quy định việc được nghỉ thêm tháng đối với các bà mẹ sinh non. Do đó, mẹ sinh non vẫn chỉ được nghỉ như những mẹ sinh thường.

Chế độ thai sản sinh đôi

Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi sẽ được nghỉ chế độ thai sản 7 tháng. Và mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Cộng thêm trợ cấp một lần bằng 4 tháng lương cơ sở tại tháng sinh con.

Như vậy, lao động nữ sinh đôi sẽ được nghỉ chế độ thai sản thêm 1 tháng nữa so với lao động nữ sinh bình thường.

Chế độ thai sản của chồng

Ngoài chế độ thai sản cho người lao động nữ, pháp luật còn quy định chế độ thai sản cho người chồng – người chịu trách nhiệm với mẹ và con.

Theo quy định, trong vòng 30 ngày kể từ khi người vợ sinh con. Người chồng sẽ được phép nghỉ 5 ngày đối với trường hợp sinh thường. 7 ngày đối với sinh mổ hoặc sinh non (con dưới 32 tuần tuổi). Nghỉ 10 ngày đối với sinh đôi. Tính từ con thứ 3, mỗi con sinh ra được nghỉ thêm 3 ngày. Đặc biệt, nếu vợ mổ sinh đôi thì chồng sẽ được nghỉ 14 ngày.

Chế độ thai sản cho giáo viên

Trường hợp giáo viên của trường học công lập, đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và các ngạch chức ngành giáo dục và đào tạo. Nghỉ thai sản theo đúng quy định thì được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.

Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội, giáo viên nghỉ chế độ thai sản sẽ được hưởng 100% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ nhận được khoản phụ cấp ưu đãi do nhà trường chi trả cho thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đúng theo quy định của pháp luật.

Cách tính chế độ thai sản 2018-2022

1. Tiền trợ cấp thai sản

Lao động nữ khi sinh con sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì chồng sẽ được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở.

2. Tiền hưởng chế độ thai sản

Lao động nữ khi sinh con được nghỉ 6 tháng, mỗi tháng nghỉ sẽ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ sinh.

3. Tiền dưỡng sức sau sinh

Ngoài ra, lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc. Sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày. Trong đó, tối đa 10 ngày nếu lao động nữ sinh đôi trở lên. 7 ngày nếu sinh mổ, 5 ngày với các trường hợp khác. Khi nghỉ dưỡng sức, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng có liên quan đến chế độ thai sản năm 2018 mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

5/5 - (4 bình chọn)