Xã hội càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của con người càng tăng nhanh, đó là lý do mà gần đây ngành công nghiệp thẩm mỹ phát triển rầm rộ và được nhiều người quan tâm. Một trong những vấn đề thẩm mỹ cũng được khá nhiều người từ nam đến nữ quan tâm đó là cấy tóc.
Cấy tóc thực ra là gì?
Cấy tóc là một phương pháp thẩm mỹ hiện đại nhằm điều trị chứng hói đầu của mọi người bằng cách trồng các nang tóc mới vào khu vực bị hói, không có tóc. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại máy móc hiện đại để giúp tóc của khách hàng mọc trở lại an toàn và đẹp hơn.
Hiện nay có 2 loại cấy tóc là cấy tóc tự thân và cấy tóc sinh học. Trong đó cấy tóc sinh học nghĩa là sử dụng các sợi tóc sinh học gần giống như tóc thật để cấy vào vùng hói tuy nhiên các sợi tóc tổng hợp này khó tương thích với cơ thể, hơn nữa nó cũng không thể mọc dài ra như tóc thật nên chỉ phù hợp với đàn ông và hiệu quả cũng không cao. Còn cấy tóc tự thân lại có nhiều ưu điểm hơn. Bác sĩ sẽ lấy chọn những nang tóc khỏe mạnh trên chính đầu của bệnh nhân ở vùng nhiều tóc (chủ yếu vùng sau gáy) hoặc các vùng khác trên cơ thể như bụng, ngực, râu… rồi lọc ra nang khỏe cấy vào vùng hói mà khách hàng muốn tóc mọc ra. Phương pháp này giúp đem lại hiệu quả cao và kết quả bền lâu.
Chi tiết tham khảo tại Suckhoe123.vn – Chuyên trang Tư vấn Thẩm mỹ và Sức khỏe.
Khi nào thì nên cấy tóc?
Bạn có thể đi cấy tóc bất cứ khi nào bạn muốn, nhất là khi lượng tóc rụng của bạn quá lớn gây hói, hở da đầu nhiều, mất thẩm mỹ. Thường thì sự rụng tóc đã bắt đầu từ rất lâu trước đó nhưng mọi người lại chỉ nhận ra khi lượng tóc đã rụng mất khoảng trên 50%.
Những ai có thể thực hiện cấy tóc?
Thường thì bất cứ ai bị rụng tóc, hói tóc có mong muốn tìm lại mái tóc bồng bềnh như xưa đều có thể đến bệnh viện để khám và được tư vấn cấy tóc. Cả nam cả nữ đều có thể đi cấy tóc không phân biệt giới tính, độ tuổi; những người có đường chân tóc lùi sâu trên đầu, những người trán quá cao, không hài hòa với khuôn mặt, hoặc những người bị sẹo trên đầu muốn cấy tóc che đi vết sẹo đều có thể thực hiện cấy tóc.
Quy trình thực hiện cấy tóc diễn ra như thế nào?
Các bác sĩ sẽ cắt một phần da nhỏ chứa các nang tóc còn sống ở vùng cho tóc (chủ yếu là vùng tóc sau gáy) rồi chia nhỏ nó thành từng nang tóc nhỏ hơn, chọn các nang khỏe mạnh sau đó mới cấy vào vùng hói tóc qua các vết rạch nhỏ li ti đã rạch sẵn trước đó. Sau khoảng 14 ngày, các vết rạch sẽ lành và tóc sẽ mọc sau khoảng 12 tuần.
Những cơ sở nào đủ điều kiện thực hiện thủ thuật cấy tóc?
Các bệnh viện thẩm mỹ lớn, các cơ sở thẩm mỹ được cấp giấy phép thực hiện thủ thuật cấy tóc của Bộ Y tế. Sau khi thực hiện cấy tóc, bạn có thể ra về trong ngày mà không cần phải ở lại viện. Các bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn uống và bạn nên thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Vùng cho tóc nào là tốt nhất?
Thường các bác sĩ sẽ lấy tóc ở vùng sau gáy. Đây là nơi nang tóc mọc khỏe nhất. Bạn để ý mà xem, những người tóc yếu bị hói thì vùng sau gáy của học tóc vẫn mọc tốt. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ lấy cả nang tóc ở các vùng khác nhau trên cơ thể bạn nếu vùng cho tóc sau gáy không đủ số nang tóc cần thiết.
Cấy tóc có hoàn toàn giúp đầu bạn hết hói?
Cái này còn tùy thuộc vào mức độ hói của bạn. Nếu đầu bạn hói hoàn toàn thì khó thực hiện biện pháp này, nếu mức độ hói của bạn nhiều thì cấy tóc cũng không thể che phủ hết toàn bộ phần hói vì không đủ vùng cho. Chỉ khi vùng hiến tóc lớn hơn vùng nhận thì việc cấy tóc tự thân mới diễn ra thuận lợi và lúc đó mới giải quyết được hết tình trạng hói đầu của bạn.
Sau cấy tóc cần lưu ý gì?
Tuy cấy tóc là biện pháp thẩm mỹ khá đơn giản và bạn có thể về nhà trong ngày tuy nhiên bạn nên nhớ, trong 1 ngày đầu tiên tránh vận động mạnh khiến da đầu tiết mồ hôi. Đến ngày thứ 4 sau thủ thuật bạn mới nên gội đầu trở lại. Bạn cũng nên tránh các loại đồ uống có chất kích thích, hạn chế căng thẳng và ăn uống điều độ.
Sau khoảng nửa tháng đến một tháng, tóc bắt đầu mọc, bạn vẫn cần theo dõi thật cẩn thận, nếu có bất kỳ biểu hiện lạ nào phải báo ngay với bác sĩ để tránh những biến chứng rủi ro không đáng có.