VPS là gì? 2 Cách sử dụng VPS cơ bản chi tiết nhất dành cho người mới

VPS là gì? VPS được dùng để làm gì trong hệ thống internet hiện nay? Cách sử dụng VPS cơ bản? … VPS vốn dĩ không còn xa lạ gì với các nhà phát triển web, webmaster, game hay lập trình viên… Để lưu trữ, tạo các môi trường ảo giúp nghiên cứu, phân tích. Hay làm máy chủ các nền tảng game, app công nghệ.

Tuy nhiên để sử dụng được VPS chất lượng cao thì lại đòi hỏi nhiều hiểu biết và kỹ thuật chuyên sâu mà không phải ai cũng hiểu hết để sử dụng. Với người sử dụng đơn thuần thì cũng cần phải biết những yếu tố cơ bản của VPS dưới đây.

VPS là gì?

VPS là viết tắt của Virtual Private Server hay còn gọi là máy chủ ảo được tạo ra bằng phương pháp phân chia 1 máy chủ thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng. Chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu đó.

Mỗi VPS là một hệ thống riêng biệt, có 1 phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng. Địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào.

VPS được dùng để làm gì?

Ngày nay với việc internet phát triển để phục vụ giải trí, kinh doanh với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau. Thì người dùng cần biết VPS được sử dụng cho những nhu  cầu sau :

  • Máy chủ game
  • Lưu trữ website đa dịch vụ (web bán hàng, thương mại điện tử, diễn đàn, web có lượng truy cập lớn…)
  • Phát triển Plattform (nền tảng công nghệ sử dụng)
  • Máy chủ hệ thống email doanh nghiệp
  • Chạy các chương trình truyền thông trực tiếp
  • Tạo cáo môi trường ảo để lập trình, phân tích virus, nghiên cứu…
  • Lưu trữ các dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, video…

Ưu điểm của máy chủ vps

  • Chi phí: Ảo lưu trữ là giá trị tuyệt vời cho môi trường, các công ty nhỏ hơn hoặc thậm chí bắt đầu up được trên ngân sách chặt chẽ hơn, hoặc chỉ đang cố gắng để giảm thiểu comittments vốn của họ và kiềm chế không phải thực hiện bất kỳ việc mua thiết bị nào đáng kể.
  • An ninh: Khi bạn là ‘thuê’ hệ thống ‘ảo’ hoặc VPS trực tiếp từ các nhà cung cấp lưu trữ cơ sở hạ tầng riêng hoặc những phần chính của máy chủ có xu hướng được thiết lập phía sau tường lửa của riêng mình, và được bảo vệ khỏi các hacker tò mò.
  • Tính linh hoạt: Các nền tảng ảo hóa được lý tưởng cho các thử nghiệm và tính linh hoạt. Bạn có thể thử một loạt các tính năng mà không cần phải đăng ký hợp đồng dài hạn và cam kết, và đôi khi tùy chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch của bạn để sắp xếp cho băng thông, bộ nhớ, đĩa cứng hoặc thậm chí truy cập cơ sở dữ liệu phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
  • Ngay lập tức Upgradeablitiy. Bạn có thể thay đổi số lượng tài nguyên như bộ nhớ hoặc không gian hardisk với gián đoạn tối thiểu để các trang web lưu trữ trên máy của bạn.
  • Hỗ trợ: Máy chủ ảo VPS thường được hỗ trợ rộng rãi. Sự hỗ trợ này cung cấp một an ninh bổ sung, khi bạn cần sự giúp đỡ. Hỗ trợ này thường được cung cấp miễn phí bổ sung cho các khách hàng của hầu hết các nhà cung cấp hosting.

Nhược điểm của VPS

  • Hoạt động của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động và độ ổn định của máy chủ vật lý tạo ra VPS
  • Việc sử dụng chung máy chủ vật lý khiến VPS bị phụ thuộc
  • Tốn thời gian và chi phí để nâng cấp lên tài nguyên và cũng không thể mở rộng nhiều
  • Cách thức vận hành và năng suất hoạt động của VPS không đạt được hiệu quả như mong muốn
  • Kiểm soát: Trong một số nền tảng VPS người dùng chia sẻ các thành phần phần mềm. Việc chia sẻ này có thể dẫn đến việc không thể cấu hình các thiết lập cá nhân độc lập với các khách hàng khác được lưu trữ trên máy chủ ảo.
  • Rủi ro: Công ty lưu trữ của bạn có thể không cấp cho bạn địa chỉ IP của riêng bạn, và do đó có thể chia sẻ IP của bạn với người thuê ít thận trọng khác. Kể từ khi việc lưu trữ trang web trên cùng một địa chỉ IP đôi khi được nhóm lại với nhau này có thể dẫn đến trang web của bạn bị cấm từ các công cụ tìm kiếm đang tích cực tìm kiếm để loại bỏ các trang web đó.

Vậy cách sử VPS như thế? Cách sử dụng VPS cơ bản?

Đầu tiên bạn phải đăng ký VPS ở những các nhà cung cấp uy tín, có chất lượng tốt như:

  1. Vultr chọn location Japan hoặc Singapore
  2. Digital Oceanchọn location Singapore hoặc San Francisco
  3. Linodechọn location Japan hoặc Singapore
  4. Ramnodechọn location Los Angeles hoặc Seattle

Các câu lệnh để thao tác VPS trên linux

Do toàn bộ thao tác cài đặt VPS thông qua dòng lệnh console. Nên tất nhiên bạn cần phải biết cách dùng ZOC Terminal kết nối VPS. Hoặc sử dụng PuTTY cũng được. Dùng ZOC hay hơn vì bạn có thể copy/paste thoải mái. Mình đang dùng công cụ này.

Tiếp theo tìm hiểu về một số Control Panel được giới thiệu trên Internet, cũng như tìm hiểu khái niệm LEMP, LAMP (2 loại webserver phổ biến nhất hiện nay).

Thông thường khi sử dụng shared hosting bạn sẽ có thông tin FTP để upload dữ liệu. Tuy nhiên VPS thì khác, nếu muốn dùng FTP thì bạn phải cài thêm service vào.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng tài khoản root để upload dữ liệu thông qua giao thức sFTP, chậm hơn FTP một chút. Nhưng bù lại không phải cài thêm service, tiết kiệm RAM cho VPS.

VPS có một lệnh rất hay bạn nên biết đó là wget, cho phép bạn download trực tiếp file về server. Do đó, nếu bạn đang có file có direct link. Hãy sử dụng công cụ này thay vì download xuống rồi up lên rất mất thời gian.

Đôi lúc sau khi cài đặt xong các service, bạn cần phải điều chỉnh lại file cấu hình để hoạt động ổn định hơn theo đúng nhu cầu. Để thực hiện việc này, bạn có thể kết nối sFTP download file xuống rồi sửa bằng Notepad, hoặc sử dụng nano editor để chỉnh sửa ngay trên server.

2 Cách xây dựng VPS

CÀI VPS TỰ ĐỘNG

Trong cài đặt tự động cũng có nhiều kiểu khác nhau, cài đặt cả hệ thống control panel có thể quản lý user, reseller, client tương tự như cPanel hoặc cài đặt tự động thông qua các bash script được một số cá nhân tự chế.

Đặc điểm chung của việc cài đặt tự động đó là quá trình cài đặt rất dễ dàng, nhanh gọn. Bạn chỉ cần chạy 1 vài câu lệnh, nhập một số thông tin căn bản cần thiết vào rồi ngồi uống cafe chờ nó tự cài đặt từ đầu đến cuối là xong.

Cài đặt cả control panel thì bạn dễ dàng sử dụng hơn do có giao diện trực quan nền web, tuy nhiên điểm yếu nó mang lại đó là việc phải cài đặt nhiều thành phần khác nhau dẫn đến tốn RAM và các vấn đề liên quan đến bảo mật do việc tự động cài đặt gây ra. Lời khuyên của mình là chỉ nên cài các control panel này để chơi cho biết, chứ không nên sử dụng lâu dài.

Một số control panel nổi bật hiện nay như: Zpanel, Vesta Control Panel hoặc Kloxo-MR.

Một số script tự động cũng rất nổi bật như: HocVPS Script (nổi bật nhất luôn), VPSSIM hoặc Centmin Mod

CÀI VPS THỦ CÔNG

Cài đặt thủ công tuy bạn phải tự mày mò cài đặt từng service, tối ưu từng cái rất tốn thời gian, tuy nhiên bù lại bạn sẽ học hỏi được nhiều điều nhất.

Với những ai đang muốn bước chân vào thế giới VPS, thì mình khuyên nên mày mò tự cài đặt một webserver như LEMP hoặc LAMP, sau khi đã nắm rõ rồi hãy chuyển qua các script cài đặt tự động.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về VPS cũng như sử dụng VPS một cách tốt nhất và chủ động nhất. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)