VPN là gì? Nó có thực sự là lựa chọn tuyệt vời?

Hầu hết những người trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin ai cũng biết và nhiều lần nghe đến khái niệm VPN hay mạng riêng ảo. Nhưng liệu các bạn đã thực sự hiểu VPN là gì?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về VPN, cơ chế hoạt động của nó như thế nào và những ưu nhược điểm của nó.

VPN là gì?

VPN là từ viết tắt của Virtual Private Network hay mạng riêng ảo. Là một công nghệ mạng giúp tạo ra kết nối mạng an toàn khi tham gia vào hệ thống mạng công cộng như internet. Hoặc mạng riêng do một nhà cung cấp dịch vụ sở hữu.

Tại các tập đoàn lớn, các cơ sở giáo dục hay các cơ quan chính phủ thường sử dụng công nghệ VPN. Để cho phép người dùng từ xa kết nối an toàn đến mạng riêng của cơ quan mình.

Một hệ thống VPN có thể kết nối được nhiều site khác nhau. Dựa trên từng khu vực, diện tích địa lý,… Bên cạnh đó, VPN còn được sử dụng để khuếch tán, mở rộng các mô hình intranet nhằm truyền tải thông tin, dữ liệu tốt hơn.

Cơ chế hoạt động của VPN

Hiểu VPN là gì chưa đủ, bạn cần hiểu sâu hơn về công nghệ này. Điều đầu tiên bạn cần để sử dụng VPN là phải tìm một nhà cung cấp VPN. Một khi bạn đăng ký, bạn sẽ có một thông tin xác thực bao gồm username, mật khẩu và một danh sách các máy chủ. Các máy chủ sẽ được đặt rải rác trên thế giới và bạn cần chọn máy chủ nào sẽ sử dụng, tùy theo nhu cầu của mình.

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có cách thiết lập VPN riêng, có thể bạn sẽ phải tự thiết lập VON thủ công hoặc dựa trên một chương trình hay ứng dụng cụ thể nào đó trên Smartphone. Các chương trình và ứng dụng này sẽ giúp bạn tự động hóa toàn bộ quá trình. Nhưng bạn cũng có thể thiết lập nó theo cách thủ công.

Tuy nhiên bạn không cần lo lắng về việc rơi vào mê cung thiết lập VPN. Nhà cung cấp của bạn sẽ có những hướng dẫn cụ thể để bạn có thể dễ dàng tự thiết lập thủ công.

Chẳng hạn như trên hệ điều hành Android, bạn chỉ cần ấn vào phần “More” phía dưới Wireless & Networks trong phần Settings, ấn vào VPN và sau đó là thêm VPN mới. VPN không giới hạn chỉ trong Android, bạn còn có thể sử dụng nó qua Windows, OS X, Linux và Chrome OS.

Khi bạn đã thiết lập được cấu hình VPN, bạn có thể kết nối với nó trên cùng trang VPN trong phần Settings. Và giờ chiếc Smartphone của bạn sẽ có một kết nối mã hóa tới máy chủ VPN ở bất cứ quốc gia nào bạn chọn. Tất cả băng thông Internet (bao gồm cả các tên miền DNS) sẽ đi qua kênh mã hóa này trước kết nối với Internet công cộng.

Khi thoát ra khỏi kênh đó và đi đến các địa chỉ khác. Nó sẽ cung cấp địa chỉ IP của máy chủ VPN thay vì địa chỉ IP của bạn. Khi dữ liệu quay trở lại, đầu tiên nó sẽ hướng thẳng tới các máy chủ VPN. Sau đó máy chủ VPN sẽ gửi dữ liệu trở lại cho bạn thông qua kênh mã hóa đó.

Dữ liệu chắc chắn phải đi qua wifi tới router hay modem của bạn, và sau đó mới tới công ty cung cấp dịch vụ mạng. Nhưng giờ tất cả dữ liệu đã được mã hóa và nó sẽ không được giải mã cho đến khi đến máy chủ VPN. Cách này sẽ làm nhà cung cấp mạng không thể thấy nội dung truy cập của bạn, ngay cả các cơ quan chính phủ hay các tổ chức nhà nước.

Tương tự như vậy, nếu bạn truy cập qua một điểm phát Wifi công cộng miễn phí, nhưng thông qua VPN, tất cả dữ liệu của bạn giờ sẽ được mã hóa. Bất kỳ ai cố đánh cắp thông tin mật khẩu và địa chỉ web mà bạn truy cập sẽ chỉ nắm được những dữ liệu đã mã hóa mà thôi.

Nhược điểm của VPN

Để xây dựng 1 hệ thống mạng riêng, mạng cá nhân ảo thì dùng VPN là 1 giải pháp khá tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, nó không phải là một giải pháp hoàn hảo, vẫn còn một vài điểm trừ cho giải pháp này.

  • Tốc độ kết nối chậm: Khi bạn gửi dữ liệu của mình đến một nơi cách đó nửa vòng trái đất trước khi nó hướng thẳng đến đúng máy chủ cần thiết. Thì tốc độ kết nối của VPN sẽ chậm hơn kết nối bình thường, không VPN của bạn. Ngoài ra, nhà cung cấp VPN của bạn sẽ chỉ có một lượng tài nguyên nhất định. Nếu máy chủ VPN bị quá tải do có quá nhiều máy khách và không đủ số lượng máy chủ, tốc độ kết nối sẽ bị đứt đoạn. Điều tương tự cũng xảy ra với băng thông máy chủ.
  • Các kết nối VPN có thể bất ngờ gián đoạn và nếu bạn không nhận ra VPN của mình không còn hoạt động nữa, bạn sẽ tiếp tục sử dụng Internet với suy nghĩ rằng sự riêng tư của bạn vẫn an toàn, nhưng thực sự thì không phải vậy.
  • Việc sử dụng VPN không được cho phép sử dụng ở một số quốc gia, bởi vì chúng giúp giấu kín danh tính, bảo mật sự riêng tư và mã hóa.

VPN cung cấp một cách để mã hóa phần đầu trong kết nối Internet của bạn. Cùng lúc đó nó cũng giúp che giấu cả địa chỉ IP và vị trí của bạn. Chính vì vậy có những lúc sử dụng VPN là vô cùng cần thiết. Khi đã hiểu VPN là gì bạn hãy cân nhắc, khi nào mới thực sự cần đến VPN bởi không một công nghệ nào là an toàn tuyệt đối cả.

5/5 - (7 bình chọn)