Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấm công vân tay

Không phải thiết bị công nghệ nào cũng đảm bảo được nguyên lý hoạt động như bạn đầu. Sau một thời gian sử dụng hay việc sử dụng sản phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên lỗi cho sản phẩm.

Máy chấm công vân tay hiện nay đang là thiết bị hỗ trợ quản lý cho doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lỗi thường gặp của trên chiếc máy này để các bạn tham khảo và khắc phục.

Nguyên lý hoạt động của máy chấm công vân tay

Đầu tiên, để sử dụng máy, bạn cần tiến hành lắp đặt và cái đặt máy. Sau đó, hoàn thành các bước tiến hành đăng ký vân tay. Khi đăng kí vân tay thành công, máy sẽ lưu trữ dữ liệu vân tay trong danh sách ID đăng ký. Bạn cần lưu ý cài đặt thời gian vào làm, thời gian tan làm, thời gian nghỉ giữa giờ… để máy tính chính xác thời gian làm việc của nhân viên.

Sau khi hoàn tất, dữ liệu từ máy sẽ truyền thẳng đến phần mềm quản lý dữ liệu trên máy tính để xử lý. Kế toán sẽ dựa trên đó để tính số buổi muộn, nghỉ của nhân viên để đưa ra bảng lương chính xác.

Những lỗi thường gặp của máy chấm công vân tay

Không nhận dữ liệu khi dữ liệu nhập vào

Nếu khi bạn nhấn vân tay theo đúng cách mà máy chấm công vân tay không nhận và nhiều nhân viên khác cũng gặp trường hợp tương tự thì bạn nên kiểm tra “mắt” máy chấm công. Có thể máy đã sử dụng quá lâu nên bị mờ. Giảm độ nhạy của cảm biến máy chấm thì bạn nên thay cảm biến máy chấm.

Hoặc có thể “mắt” máy chấm bị dính dị vật gì đó thì bạn nên lau sạch lại máy chấm vân tay. Hoặc bạn có thể kiểm tra lại cáp nối có bị đứt hay lỏng không.

Màn hình máy chuyển sang màu đen hoặc màu trắng

Nếu như màn hình máy bị xước, xuất hiện đốm đen trắng hay trắng, đen toàn màn hình. Đầu tiên, bạn cần kiểm tra ngay lại dây cáp xem có bị hư hại gì hay không? Nếu như dây cáp không có vấn đề gì thì có thể là máy bị treo do hoạt động quá tải, bạn tắt máy đi và tiến hành khởi động lại từ đầu.

Không truyền được dữ liệu về máy tính

Đây là sự cố lỗi thường gặp ở hầu hết các máy chấm công, trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại cáp mạng và đường truyền có ổn định, đang được kết nối hay không.

Nếu đúng, bạn có thể thay cáp mạng hoặc “ping” lại thiết bị. Khi “ping” lại mà dữ liệu vẫn chưa truyền tải được, bạn cần kiểm tra ngay địa chỉ IP của 2 thiết bị đã trùng khớp hay chưa. Nếu chưa thì bạn nên chỉnh sửa lại sao cho chúng khớp nhau. Như vây, máy chấm sẽ hoạt động lại bình thường.

Giờ hiển thị trên máy sai, lệch

Bạn có thể tiến hành cài lại giờ và kiểm tra lại Pin Cmos xem còn pin hay không? Nếu như sắp hết, bạn nên thay mới để đảm bảo tính ổn định của máy khi hoạt động.

Nhân viên chấm công nhưng dữ liệu không tồn tại

Bạn cần xem xét chính xác và đảm bảo nhân viên đó đã chấm công hay chưa? Có đặt tay đúng hay máy đã xác nhận vân tay hay chưa? Nếu đúng mà máy vẫn không nhận, bạn nên kiểm tra lại ID vân tay và reset lại máy.

Trên đây là chia sẻ một số lỗi và cách khắc phục lỗi khi sử dụng máy chấm công vân tay. Hi vọng sẽ là thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp để đạt hiệu quả tối ưu trong công việc.

5/5 - (5 bình chọn)