Cách Nhận Xét Bảng Số Liệu Spss Trong Thống Kê Tần Số Chi Tiết

Thống kê tần số là một phương pháp của thống kê mô tả trong SPSS dùng để tóm tắt dữ liệu dưới dạng tần suất, tỷ lệ phần trăm hoặc biểu đồ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn vì không biết phải nhận xét bảng số liệu SPSS sao cho đầy đủ, chỉnh chu và ấn tượng, thì hãy cùng chúng tôi tham khảo cách nhận xét bảng số liệu SPSS trong thống kê tần suất chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn cách nhận xét bảng số liệu spss

Để nhận xét bảng số liệu SPSS một cách đầy đủ và chỉnh chu nhất thì chúng ta phải đi từ nhận xét tổng quát đến nhận xét riêng từng biến hoặc từng dữ liệu, cụ thể như sau:

Hướng dẫn cách nhận xét bảng số liệu SPSS

1.1. Nhân xét tổng quát

– Để nhận xét tổng quát bảng số liệu SPSS chúng ta sẽ nhận xét chung các số liệu qua các năm hay qua các quan sát, cụ thể là:

  • Số liệu đã có những sự biến động nào, tăng hay giảm (nhanh hay chậm, liên tục hay không liên tục, đều hay không đều).
  • Giữa các đối tượng có sự khác biệt, chênh lệch như thế nào.

– 02 lưu ý khi nhận xét tổng quát bảng số liệu SPSS:

  • Trình bày nhận xét chung nhất, bao quát nhất về bảng số liệu. Không được quá tập chung vào một chi tiết nhỏ hay chỉ một đối tượng.
  • Trình bày ngắn gọn, ngôn từ rõ ràng, tránh chung chung không rõ ý.

1.2. Nhận xét riêng

Sau khi đã nhận xét tổng quan thì chúng ta sẽ nhận xét riêng bảng số liệu SPSS bằng cách xem xét và đánh giá kỹ các số liệu có trong bảng, cụ thể như sau:

  • Nêu vị trí của đối tượng: Chúng ta sẽ nêu lên số liệu nào cao nhất và thấp nhất, số liệu nào tăng nhanh nhất và chậm nhất, số liệu nào xuất hiện nhiều lần nhất,…
  • Dẫn chứng số liệu: Đưa ra các minh chứng về con số như đối tượng tăng nhanh nhất thì đã tăng bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu phần trăm, đối tượng có tần số nhiều nhất thì đã xuất hiện mấy lần và chiếm bao nhiêu phần trăm,…
  • So sánh đối tượng: Đưa ra những so sánh cụ thể về các đối tượng để thấy được sự chênh lệch cũng như mối liên hệ, ví dụ như đối tượng cao nhất thì cao gấp mấy lần số liệu thấp nhất,…

2. Mẫu nhận xét bảng số liệu SPSS cụ thể

Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét về cách nhận xét bảng số liệu SPSS, chúng tôi giới thiệu đến bạn mẫu nhận xét bảng số liệu cụ thể thông qua ví dụ minh họa dưới đây.

2.1. Nêu dữ liệu mẫu và yêu cầu thống kê

Ví dụ minh họa: Từ tập dữ liệu mẫu, hãy tạo bảng tần số và biểu đồ histogram thể hiện mức độ tương ứng cho các độ tuổi của 18 người tham gia vào một cuộc khảo sát tâm lý. Hãy áp dụng thống kê chế độ và đưa nhận xét cho bảng tần số.

Việc làm đầu tiên để thực hiện thống kê tần số trong SPSS đó là phải xác định được dữ liệu mẫu và yêu cầu thống kê để chúng ta sẽ đi đúng hướng của yêu cầu nghiên cứu, tránh bị lạc đề.

Dữ liệu mẫu: tập hợp dữ liệu của 18 người tham gia kiểm tra tâm lý.

Tập hợp dữ liệu mẫu của 18 người tham gia kiểm tra tâm lý

Yêu cầu thống kê:

  • Yêu cầu thống kê chế độ (Mode).
  • Tạo bảng tần suất cho dữ liệu biến độ tuổi thể hiện mức độ của các độ tuổi trong 18 người tham gia khảo sát.
  • Đưa ra các nhận xét về bảng tần suất.

2.2. Cách tạo bảng số liệu SPSS

Sau khi đã xác định được mẫu dữ liệu và yêu cầu thống kê, chung ta thực hiện các bước để tạo bảng tần số cho biến Age trong SPSS, cụ thể là 04 bước sau:

  • Bước 1: Trên thanh công cụ, hãy chọn Analyze – Descriptive – Frequencies.
  • Bước 2: Trong Frequencies, chọn giá trị “Age” đưa vào ô bên trái Variable(s), sau đó nhấp vào Tiếp tục .
  • Bước 3: Phía bên phải có các tùy chọn: Statistics, Charts, Format để điều chỉnh các thang đo theo mục đích của người nghiên cứu. Để áp dụng thống kê chế độ thì vào Statistics chọn Mode, vào Charts để lựa chọn dạng biểu đồ.
  • Bước 4: Nhấn OK khi hoàn thành và nhận kết quả.

2.3.Các bảng số liệu đầu ra

Sau khi thực hiện lệnh tạo bảng tần số trong SPSS, chúng ta sẽ được 03 kết quả đầu ra bao gồm: Bảng thống kê Statistics, bảng tần số Frequency và biểu đồ Histogram, cụ thể như sau:

Bảng Statistics

Bảng thống kê Statistics
  • Trong bảng Statistics có 02 thước đo giá trị bao gồm giá trị hợp lệ (Valid) và giá trị bị thiếu (Missing) ở đầu bảng. Như vậy trong ví dụ minh họa, giá trị biến Age có 18 đối tượng quan sát đều hợp lệ.
  • Các dòng bên dưới thể hiện các giá trị trong thống kê mô tả, trong đó giá trị thống kê Mode có kết quả là 18 tuổi (là độ tuổi có số lượng nhiều nhất trong tập dữ liệu).

Bảng Frequency

Bảng tần số Frequency
  • Bảng Frequency bao gồm 04 cột từ trái sang phải là: Tần số, phần trăm, phần trăm hợp lệ và phần trăm tích lũy.
  • Bảng tần số Frequency là bảng số liệu mà chúng ta sẽ phải nhận xét và đưa vào bài báo cáo, vì trong thống kê tần số bảng Statistics thường ít được sử dụng và ít có giá trị tham khảo. Ngoài ra biểu đồ Histogram cũng sẽ được đưa vào bài báo cáo.

Biểu đồ Histogram

Biểu đồ Histogram biểu diễn dữ liệu biến Age

Chú thích:

  • Trục y (trục đứng): biểu diễn tần suất của giá trị từ 0 đến 6 lần.
  • Trục x (trục nằm ngang): biểu diễn giá trị của biến Age (độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi).
  • Các giá trị ở góc phải của biểu đồ: Trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), tổng mẫu quan sát (N).
  • Xu hướng phân bố của dữ liệu: lệch về bên trái.

2.4. Tổng hợp 4 bước nhận xét bảng số liệu SPSS

Trong thống kê tần số, chúng ta sẽ tập trung nhận xét bảng Frequency sau khi có kết quả từ việc chạy lệnh trong SPSS, bao gồm nhận xét tổng quan và nhận xét chi tiết, cụ thể là:

– Nhận xét tổng quan: Bảng tần số biến Age có giá trị độ tuổi không đồng đều và giảm dần theo độ tuổi từ độ tuổi thấp đến cao.

– Nhận xét chi tiết: bao gồm 04 bước theo thứ tự nhận xét như sau:

Bước 1: Cột Frequency (tần số): Là cột thể hiện số lần xuất hiện của từng độ tuổi trong tập dữ liệu biến Age. Tại đây, bạn hãy nêu lên biến Age có bao nhiêu quan sát, số liệu nào xuất hiện nhiều nhất và ít nhất, sự chênh lệch giữa chúng.

Ví dụ: Bảng dữ liệu biến Age có tổng 18 quan sát, trong đó giá trị 18 xuất hiện nhiều lần (6 lần) và giá trị 22 xuất hiện ít nhất (4 lần). Sự chênh lệch giữa giá trị thấp nhất và cao nhất là 4 lần.

Bước 2: Cột Percent (phần trăm): Thể hiện tỷ lệ phần trăm các quan sát trong tổng thể mẫu. Với ví dụ minh họa, bạn hãy nêu lên tỷ lệ phần trăm của các độ tuổi tham gia khảo sát:

Các độ tuổi tham gia khảo sát không đồng đều, dẫn đến tỷ lệ phần trăm có sự chênh lệch lớn, cụ thể:

  • Tuổi 18: 6/18 = 33.3%
  • Tuổi 19: 4/18 = 22.22%
  • Tuổi 20: 3/18 = 16.7%
  • Tuổi 21: 3/18 = 16.7%
  • Tuổi 22: 2/18 = 11.1%

Bước 3: Cột Valid Percent (Phần trăm hợp lệ): Cột này thể hiện tỷ lệ phần trăm các quan sát hợp lệ (được chấp nhận), để nhận xét cột này, bạn hãy lấy tần số chia cho tổng giá trị hợp lệ.

Trong ví dụ minh họa của chúng ta, tổng số giá trị hợp lệ là 18. Cụ thể, chúng ta sẽ nhận xét như sau:

  • Tuổi 18: 6/18 = 33.3%
  • Tuổi 19: 4/18 = 22.22%
  • Tuổi 20: 3/18 = 16.7%
  • Tuổi 21: 3/18 = 16.7%
  • Tuổi 22: 2/18 = 11.1%

Bước 4: Cột Cumulative Percent (Phần trăm tích lũy): Thể hiện tỷ lệ phần trăm tích lũy của các giá trị hợp lệ. Nó được tính bằng cách cộng dồn phần trăm qua các quan sát cho đến khi đủ 100% thì thôi.

Trong bảng dữ liệu biến Age thì phần trăm tích lũy được cộng dồn qua các độ tuổi, cụ thể là:

  • Tuổi 18: 33.3% (phần tích lũy đầu tiên luôn giống phần trăm hợp lệ đầu tiên).
  • Tuổi 19: 33.3% + 22.2% = 55.5%
  • Tuổi 20: 55.5% + 16.7% = 72.2%
  • Tuổi 21: 72.2% + 16.7% = 88.9%
  • Tuổi 22: 88.9% + 11.1% = 100%

Bạn đang cần hoàn thiện bài nghiên cứu vì đã cận kề thời gian nộp bài, nhưng đang gặp phải các vấn đề khi giải quyết số liệu trong SPSS hay không có thời gian, đừng lo lắng hãy liên hệ ngay dịch vụ xử lý số liệu SPSS của đơn vị Tri Thức Cộng Đồng. Đơn vị cam kết sẽ đem lại cho bạn kết quả tốt nhất trong thời gian nhanh nhất.

3. Tổng quát về nhận xét bảng số liệu SPSS

– Trong thống kê tần số, bảng số liệu SPSS thường được áp dụng cho biến định tính, các biến này thường là đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập,….

Một số lĩnh vực tiêu biểu thường áp dụng bảng thống kê tần số trong SPSS:

  • Nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu y tế
  • Nghiên cứu khí hậu và địa chất
  • Nghiên cứu kinh doanh: quyết định chính sách, chiến lược định vị, tiếp thị, phân phối,…
Tổng quát về nhận xét bảng số liệu SPSS

– Thống kê tần số trong SPSS, ngoài bảng tần số Frequency thì chúng ta sẽ không quan tâm hay nhận xét đối với các bảng số liệu khác vì kết quả của chúng thường ít xuất hiện trong bài nghiên cứu và ít có chức năng tham khảo.

– Nhận xét bảng số liệu tần số trong SPSS có vai trò không nhỏ vì nó giúp chúng ta có được 03 lợi ích như sau:

  • Giải thích nhanh cho các biến dữ liệu trong bảng tần số.
  • Cho thấy mối liên hệ, tương quan giữa các số liệu.
  • Cung cấp cơ sở để người nghiên cứu dựa vào đó mà đưa ra những kết luận và định hướng cơ bản cho vấn đề đang nghiên cứu.

SPSS là một công cụ xử lý số liệu phổ biến và hữu hiệu cho việc nghiên cứu khoa học, nếu bạn đang gặp khó khăn vì không biết sử dụng SPSS hoặc ko biết xử lý số liệu sao cho tối ưu hiệu quả. Để giúp bạn, đơn vị Tri Thức Cộng Đồng đã tổng hợp bài viết hướng dẫn xử lý số liệu SPSS để bạn đọc có được những lời khuyên hữu ích. Hãy tham khảo ngay!

Bài viết trên nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc về cách nhận xét bảng số liệu SPSS trong thống kê tần suất chi tiết với ví dụ minh họa cụ thể. Qua đây, chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và có được bài nhận xét bảng số liệu SPSS đạt chuẩn và ấn tượng. Chúc các bạn thành công!

Tài liệu tham khảo

  1. Descriptive Statistics on SPSS: Step by Step with Interpretation. (2020). World Sustainable.
  2. Frequency Tables – SPSS Tutorials – LibGuides at Kent State University. (2022). LibGuides.
  3. Thống Kê Tần Số Trong Spss: Khái Niệm, Cách Chạy Và Ví Dụ. (2021). Vanphongphamsg.vn.
5/5 - (1 bình chọn)