Những dự án NFT đang là một mảng thịnh hành và được chú ý trong thị trường tiền điện tử. Các dự án đã hấp dẫn hàng triệu thành viên, sở hữu một cộng đồng ấn tượng và mở ra cơ hội đầu tư cho tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu những tiêu chí đánh giá và chọn lọc dự án NFT tiềm năng qua bài viết này.
Định giá dự án NFT bằng những chỉ số nào?
Giá sàn
Mọi người có thể tìm thấy mức giá sàn trong các dự án NFT. Đây là mức giá tiền điện tử tối thiểu của một sản phẩm NFT trong một bộ sưu tập. Mua NFT với mức giá này được xem là mẹo bắt đầu tốt nhất cho những newbie với chúng khá dễ dàng tiếp cận.
Mức giá sàn được xem như một tiêu chí có khả năng nhìn nhận mức độ mà cộng đồng đón nhận đối với một dự án NFT. Giá sàn sẽ tăng lên nếu cộng đồng càng đón nhận và nhu cầu đối với dự án càng tăng.
Giá trần
Ngược lại với giá sàn, giá trần là mức giá tối đa của một sản phẩm NFT thuộc một bộ sưu tập hoặc mức giá cao nhất trong lịch sử giao dịch của chúng. Mua với mức giá này là cách giao dịch mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng không kém.
Sản phẩm NFT có giá trần thường có độ hiếm, độ đặc trưng và độ phổ biến cao nhất.
Khối lượng giao dịch
Volume giao dịch là tiêu chí phản ánh tổng khối lượng giao dịch được tiến hành. Tiêu chí này thể hiện được nhu cầu chung cho dự án NFT. Thường những dự án NFT phổ biến sẽ sở hữu chỉ số này rất cao.
Tổng cung
Chỉ số về tổng cung cũng tác động lớn đến giá của bộ sưu tập NFT. Những bộ sở hữu tổng cung cao thường thì mỗi sản phẩm NFT sẽ có giá trị thấp. Nhưng ngược lại, các bộ có tổng cung ít thường có các sản phẩm NFT hiếm hơn và mức giá sàn cũng được thúc đẩy lên từ đó.
Độ hiếm
Một sản phẩm NFT trong bộ có độ hiếm được xác định thông qua những đặc trưng, thuộc tính mà chúng sở hữu. Tỷ lệ xuất hiện sẽ cực kỳ thấp nếu sở hữu những đặc tính hiếm. Độ hiểm cũng phản ánh độ khó để mọi người có thể có một sản phẩm NFT nhất định.
Xuất xứ NFT
Có thể check lịch sử giao dịch của NFT với thuộc tính của chúng và giá chi tiết cho từng giao dịch từ lúc NFT được đúc. Tiêu chí này giúp mọi người biết được chính xác xuất xứ NFT và định giá chúng.
Kinh nghiệm chọn dự án NFT
Tiêu chí nghệ thuật
Nghệ thuật vẫn là một tiêu chí cần thiết và rất quan trọng trong quy trình đánh giá dự án NFT. Mặc dù vậy, tiêu chí này khá trừu tượng, khó xác định do góc nhìn về nghệ thuật của mỗi người là khác nhau.
Twitter PFP
Hiện nay, NFT có thể được dùng làm avatar trên mạng xã hội Twitter. Và đó có thể là một chiến thuật quảng bá hình ảnh hữu hiệu cho các dự án. Mọi người có thể kiểm tra số lượng user đang dùng NFT trong một bộ NFT nào đó làm arvatar và check thông tin về những user đó. Trường hợp một dự án NFT bất ngờ tăng vọt về lượng user thì nghĩa là nó đang rất được cộng đồng ủng hộ.
Chỉ báo Holder
Mỗi bộ NFT đều sở hữu những dữ liệu về chỉ báo có liên quan đến Holder. Những chỉ báo này thường mang những ý nghĩa đa dạng có thể tham khảo như: Tỷ lệ phân bổ, tỷ lệ chủ sở hữu riêng biệt, tỷ lệ được niêm yết trên thị trường…
Sáng tạo và giá trị mang lại
Các dự án NFT đạt thành tựu xưa cho đến nay đều bao gồm tiêu chí sáng tạo. Tiêu chí này có thể thể hiện ở giá trị mang lại của NFT hoặc nét vẽ…
Đội ngũ dự án và cộng đồng
Chìa khóa thành công của mọi dự án NFT là đội ngũ những nhà sáng lập và phát triển. Hãy tìm hiểu những gì liên quan đến họ qua những tiêu chí như nền tảng, kinh nghiệm, sự hiểu biết liên quan trong crypto, fintech… Sau cùng, cộng đồng dường như là yếu tố then chốt của một dự án. Một dự án NFT tiềm năng sẽ có một cộng đồng đủ lớn và ủng hộ nhiệt tình.
Tổng kết
Các dự án NFT rất đáng để tham gia và kỳ vọng về tương lai của chúng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giá coin thuộc dự án NFT cũng sẽ chịu ảnh hưởng chung từ biến động của BTC và thị trường. Chúc bạn thành công!