Khái niệm DDOS là gì? Tất tần tật về DDOS bạn nên biết

Bài viết này sẽ nói về khái niệm DDOS là gì? Và tất tần tật về DDOS mà chúng ta nên biết. Mong rằng sẽ giúp anh em công nghệ thông tin cùng những người đang quan tâm hiểu hơn về loại hình tấn công mạng này.

Từ đó có thể chuẩn bị sẵn phương án đề phòng và bảo vệ tài nguyên của mình một cách an toàn, hiệu quả nhất. Nhằm tránh những hậy quả đáng tiếc có thể xảy ra với chúng ta.

DDOS là gì?

DDOS (có tên tiếng anh là Distributed Denial of Servcie) – Còn được gọi là tấn công từ chối dịch vụ phân tán để phân biệt với DOS. (tấn công dịch vụ từ chối). Đây là một trong hai dạng tấn công an ninh mạng toàn cầu vô cùng nguy hiểm hiện nay.

Nếu như DOS là hình thức tấn công từ một máy tính, một nguồn mạng cụ thể trên hệ thống. Thì DDOS còn phức tạp hơn nhiều. Bằng cách sử dụng các thiết bị và kết nối internet từ nhiều nguồn khác nhau. Tin tặc sẽ làm đối tượng bị request từ hàng trăm nguồn.

Vì thế, việc dò ra nguyên nhân trở nên vô cùng khó khăn và mất thời gian, để lại hậu quả cực kỳ lớn.

Kẻ tấn công sử dụng DDOS như thế nào?

Bằng các cách khác nhau, kẻ tấn công sẽ thu thập để có mạng BOT. (là hình thức truyền dữ liệu thời gian thực trên internet. Giúp một người có thể nhắn gửi, giao tiếp với cả một Group được kết nối). Sau đó chúng dùng những tool tấn công. Có khả năng truy cập hoàn toàn hợp lệ vào máy tính.

Chỉ với một thao tác đơn giản, chúng sử dụng tất cả các máy chủ mà mình đang sở hữu. Cùng ra lệnh tải một file tài liệu trên web của bạn. Nếu 1-2 máy, website của bạn sẽ chẳng có vấn đề gì. Nhưng có tới 100.000- 500.000 máy chủ cùng thực hiện thao tác này, bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra?

Đây chính là lý do người ta gọi cách thức tấn công này là Distributed Denial of Servcie(DDOS).

Các dạng tấn công DDOS hiện nay

Cài đặt chương trình độc hại: ba gồm những quảng cáo trái phép. Khiến Google buộc phải thực hiện lệnh khóa, cấm hoặc ngăn chặn website của bạn hoạt động.

Ẩn các tiến trình đang chạy trên hệ thống bằng cách sử dụng AgoBOT. AgoBOT có khả năng sử dụng NTFS Alternate Data Stream (ADS) và như một loại Rootkit. Đây chính là lí do những kẻ có mục đích phá hoại sử dụng chúng với mục đích chống phá, làm nhiễu loạn hoạt động ổn định của website.

Kẻ xấu tấn công vào website của bạn như thế nào?

Để các phần mềm độc hại hoặc làm hệ thống tê liệt. Những kẻ có ý đồ xấu sẽ thực hiện các bước sau:

Lây nhiễm vào máy tính của bạn những thành phần độc hại: chúng lừa người dùng chạy các file dạng “chess.exe”. Sau đó những AgoBOT copy chúng vào hệ thống và đảm bảo dạng này được chạy khi máy khởi động.

Xây dựng mạng lưới BOTNET gồm nhiều BOT kết nối với nhau: Lợi dụng đặc điểm của AgoBOT có khả năng tấn công vào điểm yếu của hệ điều hành Windows cũng như các ứng dụng khác.

Tin tặc sử dụng loại ngôn ngữ này để tự động tìm kiếm các máy tính khác trong cùng hệ thống. Và tiếp tục lây nhiễm AgoBOT. Cứ thế, chúng nhanh chóng có được BOTNET để sử dụng cho mục đích đen tối của mình.

Kết nối vào IRC để sẵn sàng mở những dịch vụ cần thiết khi được yêu cầu từ bên tấn công mà không gây ra bất cứ cản trở nào từ tường lửa hay các biện pháp bảo vệ tương tự.

Tấn công: Sau khi đã thiết lập hoàn chỉnh các bước kể trên, kẻ giấu mặt sẽ ngồi ở “chỗ tối” và điều khiển các AgoBOT download những file .exe về chạy trên máy và lấy đi những gì chúng muốn. Phá hủy những thứ chúng không cần thiết hoặc làm bất cứ thao tác gây hại khác đến với hệ thống của doanh nghiệp.

Hậu quả của việc bị DDOS tấn công

Với 3 hình thức tấn công phổ biến(vào băng thông, giao thức, hoặc lớp ứng dụng). DDOS sẽ làm website của bạn gặp những hệ lụy đáng tiếc sau:

  • Chủ sở hữu không thể đổi mới tài nguyên, rất khó thiết lập các ứng dụng mới để phục vụ người dùng, khách hàng tốt hơn.
  • Băng thông của hệ thống mạng, bộ nhớ, ổ đĩa và các cấu trúc dữ liệu tương quan rơi vào tình trạng quá tải. Dẫn đến các thao tác load trang trở nên chậm hơn so vơi bình thường gấp nhiều lần hoặc sẽ dừng hẳn.
  • Một máy chủ dù hoạt động tốt thế nào đi chăng nữa. Nhưng nếu thiếu nguồn điện cũng trở thành “cục sắt vô dụng”. Vì thế, các đối tượng này cũng thường nhắm vào cách phá hủy, ngắt nguồn điện để tạo ra những gián đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Thông tin cấu hình bị thay đổi, gây nhầm lẫn, khó sử dụng.

Tổng kết

Hi vọng với những thông tin trên đây,bạn sẽ hiểu về DDOS là gì? Và những vấn đề xoay quanh loại hình tấn công mạng này hơn.

Hiện tại chưa có phương thức nào chống DDOS một cách triệt để. Bạn nên chủ động và cảnh giác để phát hiện lưu lượng đầu vào độc hại. Sau đó nhanh chóng mở rộng cơ sở hạ tầng mới cũng như thiết đặt các lệnh nhằm xác định nguồn gây hại để ngăn chặn nó kịp thời.

5/5 - (3 bình chọn)