Trong quá trình sử dụng máy tính, việc người dùng gặp phải những trục trặc là không thể tránh khỏi. Trong đó có trường hợp máy tính bị “đơ” và trên mỗi cửa sổ sẽ có chữ “Not responding”.
Gặp trường hợp này thì phải làm sao? Bài viết dưới đây mình sẽ nêu rõ nguyên nhân cũng như cách sửa lỗi Not responding đơn giản nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Not responding là gì?
Not responding là một lỗi xuất hiện khi một ứng dụng nào đó đang không hoạt động ổn định và ngừng đáp ứng. Bạn sẽ gặp phải trường hợp này khi cửa sổ ứng dụng bị mờ đi và trên thanh title hiện lên thông báo “Not responding”.
Trong trường hợp này, đôi khi bạn bấm nút tắt ứng dụng vài lần là cửa sổ End Task sẽ xuất hiện để bạn tắt đi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thông báo Not responding này khiến cho bạn không có cách nào đóng ứng dụng.
Thậm chí dẫn đến trường hợp tệ hơn là làm cho máy của bạn bị treo và phải chờ một thời gian mới khởi động được. Vậy làm thế nào để đóng ngay các ứng dụng này lại? Hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Cách sửa lỗi Not responding trong Windows 10, 7, 8
Cách 1:
Với cách này, bạn có thể áp dụng trên Windows 10 lẫn các bản Windows cũ hơn như Windows 7, Windows 8 nhé. Bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Bấm Ctrl + Shift + Esc để mở cửa sổ Task Manager.
Bước 2: Tiếp đó, bạn tìm đến ứng dụng đang bị treo, bấm phải chuột vào nó và chọn End Task.
Sau khi thực hiện thao tác này, ứng dụng đó sẽ bị tắt ngay lập tức.
Cách 2:
Cách sửa lỗi Not responding này bạn chỉ có thể áp dụng với Windows 10 version 1803 trở lên nhé. Bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Vào Settings -> Apps -> Apps & features.
- Bước 2: Trong danh sách ứng dụng, bạn tìm đến ứng dụng mà bạn muốn tắt, sau đó bấm vào và chọn mục Advanced options bên dưới nhé.
- Bước 3: Bạn kéo xuống và tìm mục Terminate, bấm vào để tắt ứng dụng ngay.
Có một lưu ý cho bạn trước khi thực hiện đó là cách này chỉ hiệu quả với những ứng dụng mà bạn cài từ Microsoft Store. Còn trong trường hợp bạn cài theo cách thông thường (ứng dụng dạng classic) thì bạn phải dùng cách đầu tiên.
Cách 3:
Nếu Task Manager không thể đóng được ứng dụng bị Not responding. Bạn nên sử dụng phần mềm Process Explorer, các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Bạn tải ứng dụng Process Explorer về máy tính của bạn.
- Bước 2: Sau khi quá trình tải hoàn tất, bạn giải nén ra và chạy file procexp.exe.
- Bước 3: Bạn tìm đến ứng dụng bị Not responding, click chuột phải vào ứng dụng và chọn Kill Process Tree hoặc Kill Process.
Như vậy, ứng dụng bị treo của bạn sẽ bị đóng lại ngay lập tức. Sử dụng cách này sẽ mạnh hơn Task Manager bởi nó có thể đóng được những ứng dụng mà Task Manager không đóng được.
Lỗi Not responding trong Word
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi “Not responding” trong Ms Word. Mặc dù trước đó các tiện ích của bên thứ ba add – on và plug – ins được tin tưởng là một trong các lý do lớn nhất. Bên cạnh đó, người ta cũng tin rằng những phần mềm độc hại và nhiễm virus cũng có thể gây ra các lỗi Not responding trong Word.
Đồng thời, nếu các chương trình khác đang xung đột với các ứng dụng Ms Word. Thì sau đó bạn cũng sẽ nhận được các lỗi Not responding.
Ngoài ra, lỗi Not responding xuất hiện cũng có thể do hệ điều hành máy tính của bạn đang dùng có thể cùng lúc phải xử lý quá nhiều tác vụ khiến cho CPU hoặc RAM không thể xử lý được.
Nếu bạn đang dùng Word và gặp phải lỗi Not responding, đừng lo lắng. Ms Word vẫn cho phép bạn sửa các tài liệu Word của bạn mà không được đáp ứng.
Điều đầu tiên mà bạn cần làm là xác định bất kỳ ứng dụng bổ sung của bên thứ ba mà bạn có thể đồng bộ hóa với Ms Word của bạn. Để làm được điều này, bạn cần phải chạy Word ở chế độ an toàn và sau đó tắt bên thứ ba add – on và khởi động lại hệ thống của bạn.
Để khắc phục lỗi Not responding trong Word, bạn có thể sử dụng ứng dụng Yodot DOC Repair Tool. Bạn tải ứng dụng này về máy và thực hiện theo hướng dẫn mà chương trình đưa ra để sửa lỗi Not responding trong Word nhé.
Cách sửa lỗi Not responding trong Excel
Excel bị treo với lỗi Not responding là một lỗi khá phổ biến nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Để khắc phục lỗi Not responding trong Excel có rất nhiều cách cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Cách 1: Đặt máy in mặc định là Microsoft XPS Document Printer
Nếu bạn đã đặt máy in mạng là máy in mặc định, Excel có thể sẽ gặp sự cố khi khởi động. Do đó, bạn có thể đặt lại máy in mặc định là Microsoft XPS Document Printer. Bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run.
Bước 2: Gõ control /name microsoft.devicesandprinters, sau đó nhấn Enter để mở cửa sổ Devices and Printers.
Bước 3: Bạn tìm đến phần Printers, nhấn chuột phải lên Microsoft XPS Document Printer.
Bước 4: Bạn nhấn chọn Set as default printer.
Bước 5: Cuối cùng, khi màn hình thông báo về việc Windows sẽ dừng quản lý máy in mặc định của bạn, bạn nhấn nút OK.
Tuy nhiên, hạn chế của cách này đó là sau khi thực hiện xong, bạn sẽ phải chọn máy in thủ công mỗi khi bạn muốn in bảng tính Excel. Nếu bạn thấy bất tiện, hãy tham khảo các cách sau đây nhé!
Cách 2: Sửa chữa và lưu lại thành file mới
Nếu một file Excel cụ thể nào đó là nguyên nhân gây ra vấn đề thì cách xử lý chính là sửa chữa và lưu nó lại thành file mới.
Bước 1: Bạn mở file Excel từ trình đơn Start.
Bước 2: Tại đây, bạn vào File -> Open.
Bước 3: Trên hộp thoại Open, bạn duyệt và chọn file bạn muốn mở.
Bước 4: Nhấn nút mũi tên hướng xuống bên cạnh nút Open.
Bước 5: Bạn chọn Open and Repair, sau đó chọn phương pháp bạn muốn sử dụng để phục hồi file bảng tính dựa trên thông tin giải thích trên thông báo hiện ra. Bạn hãy thử tùy chọn Repair trước, nếu thất bại, bạn hãy chọn tùy chọn Extract data nhé.
Bước 6: Khi quá trình sửa chữa đã hoàn tất, bạn lưu nó thành file mới và kiểm tra lại vấn đề.
Bước 7: Nếu vẫn đề vẫn xảy ra, bạn hãy tạo lại file và kiểm tra cách nó làm việc bằng cách: mở file Excel -> chọn thẻ View -> chọn New Window bên dưới nhóm Windows, rồi lưu lại với tên mới.
Cách 3: Dán dưới dạng văn bản thuần
Excel có thể sẽ bị treo khi bạn dán dữ liệu sao chép từ một trang web bởi dữ liệu định dạng HTML cần phải được giải mã để giữ lại định dạng nguồn. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng tùy chọn Paste Special. Bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Sao chép dữ liệu từ trang web bạn muốn.
- Bước 2: Trên Excel, bạn nhấn chuột phải lên ô bạn muốn dán dữ liệu vào, sau đó chọn Paste Special.
- Bước 3: Trên cửa sổ Paste Special, bạn chọn Text, nhấn nút OK và dữ liệu của bạn sẽ được dán ngay tức thời.
Như vậy, trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc về cách sửa lỗi Not responding đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!